Thiết kế web bất động sản chỉ với vài cú nhấp chuột

Giải pháp thiết kế web tiết kiệm chi phí được nhiều Sale bất động sản tin dùng

Chọn giao diện Website

Tư duy và cách lập kế hoạch digital marketing

Digital marketing đã trở thành 1 trong những phương pháp hiệu quả nhất để giao tiếp vì bạn có thể kết nối với khách hàng trên những kênh mà họ thích.

Tuy nhiên quá nhiều phương án digital marketing có thể khiến bạn choáng ngợp, không biết cần tập trung chỗ nào. Vậy nên việc lập ra 1 kế hoạch digital marketing và hành động theo kế hoạch là cần thiết.

Kế hoạch digital marketing là gì?

Kế hoạch digital marketing
Kế hoạch digital marketing

Một kế hoạch digital marketing xác định những gì bạn muốn đạt được trong một thời kỳ nhất định, để bạn có thể đáp ứng một tập hợp các mục tiêu kinh doanh. 

Điều quan trọng cần nhớ là marketing vẫn là về truyền đạt lợi ích của sản phẩm / dịch vụ sao cho hợp lý với khách hàng.

Kế hoạch của bạn nên tập trung vào các chiến thuật marketing giúp công ty bạn thu hút khách hàng mục tiêu với trải nghiệm nhất quán.

Có nhiều lĩnh vực khác nhau nằm bên dưới thuật ngữ “digital marketing”. Từ marketing automation và nghiên cứu tới các hoạt động chiến thuật như quảng cáo PPC, có nhiều thành phần khác nhau trong kế hoạch marketing.

Mục tiêu của kế hoạch digital marketing đối với bất kỳ tổ chức nào là đẩy bạn qua quy trình nghiên cứu và làm rõ mục đích, mục tiêu của các chương trình digital, cùng với việc làm rõ chân dung khách hàng, và lựa chọn có phương pháp các kênh sẽ làm và cách thức.

Các bước xây dựng Kế hoạch Digital marketing

Các bước lên kế hoạch digital marketing
Các bước lên kế hoạch digital marketing

1. Phân tích thị trường cho sản phẩm / dịch vụ của bạn

Bao gồm:

  • Tổng quan về thị trường
  • Đánh giá thực tế về kết quả của bạn trong thi tường này và phân tích cạnh tranh

2. Xác định mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh rõ ràng của chương trình digital marketing: tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số, tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, giảm chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng, giảm chi phí trên mỗi khách hàng kiếm được

Tuy nhiên, đây là những mục tiêu kinh doanh tiêu chuẩn, bạn phải đào sâu và đi xa hơn trên phương diện digital.

3. Chuyển mục tiêu kinh doanh thàng mục tiêu digital marketing

Các mục tiêu digital cung cấp định hướng rõ ràng – bạn có thể bắt đầu điều chỉnh chiến thuật để đáp ứng các mục tiêu digital này.

4. Xác định KPI

Xác định các KPI chính phù hợp với các mục tiêu digital bên trên, chẳng hạn giảm tỷ lệ rời bỏ giỏ hàng

Đưa ra các chỉ tiêu KPI, chẳng hạn tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 1-1,5%, giá trị trung bình đơn hàng từ 45 tới 55 đô

5. Xác định phân khúc và chân dung khách hàng

Chi tiết chiến lược và phần chính của nó sẽ là xác định phân phúc khách hàng, chẳng hạn những người có tiền.

Bạn nên chỉ rõ những vấn đề mà mình giải quyết (ở góc độ doanh nghiệp) cho những loại chân dung cụ thể, những nhu cầu của họ (cảm xúc, phong cách sống và thông tin) nơi mà họ tụ tập, những kênh media ưa thích, những nhận thức của họ về bạn dưới tư cách một doanh nghiệp / nhãn hàng

Cung cấp càng nhiều chi tiết càng tốt, những thông tin này đáng giá như vàng khi bạn giao tiếp với họ.

Với mỗi chân dung, hãy phát triển một Tuyên bố giá trị cho doanh nghiệp và nó liên quan thế nào tới họ – nghĩa là trả lời rõ câu hỏi “Nếu tôi là khách hàng lý tưởng, tại sao tôi nên mua từ anh thay vì đối thủ của anh?”

6. Xác định kênh

Khi bạn xác định được chân dung khách hàng, bạn có thể nghiên cứu, dựa trên các nhu cầu thông tin và địa lý cũng như hành vi digital, các kênh digital chính xác và phù hợp để gửi thông điệp tới họ.

Đây là nơi bạn sẽ đi chi tiết vào chiến lược kênh digital như SEO, PPC, Hiển thị, Email, Social, Affiliate, Mobile

Ở phần này bạn tách các giải pháp chiến thuật của mình Customer Reach, Customer Acquisition, Customer Retention hoặc một số biến thể – cơ bản là làm khớp các kênh digital vào chu trình bán hàng / người mua.

7. Xác định cách bạn sẽ đo lường

Với mỗi kênh, bạn nên có khung đo lường rõ ràng để đo hiệu quả của từng kênh và tạo ra ma trận các thang đo chủ chốt cho biết bạn có đáp ứng mục tiêu hay không (và có kế hoạch hành động khi không đáp ứng được mục tiêu)

Tóm lại, cấu trúc của kế hoạch marketing sẽ là:

  • Nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh
  • Mục tiêu chung, mục tiêu chi tiết
  • Khách hàng mục tiêu và Tuyên bố giá trị
  • Chiến lược kênh
  • Triển khai
  • Đo lường

Để giúp kế hoạch được chi tiết và toàn diện hơn, những câu hỏi sau đây có thể giúp team marketing hiểu những hoạt động digital phù hợp cần theo đuổi:

  • Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing của bạn là gì?
  • Ngân sách digital marketing bạn là bao nhiêu?
  • Ai là khách hàng mục tiêu của bạn?
  • Bạn có thể mô tả khách hàng của mình bằng một chân dung người mua chi tiết?
  • Kênh online nào mà khách hàng mục tiêu sử dung?
  • Những kết quả nào khách hàng muốn đạt được?
  • Bạn sẽ quảng bá cho những lợi ích nào?
  • Những phương án thay thế mà khách hàng tiềm năng của bạn chọn là gì?
  • Những thay đổi nào cần thiết để cải thiện trải nghiệm khách hàng?
  • Các phương pháp digital marketing cải thiện trải nghiệm ra sao?
  • Công ty cần những dữ liệu nào để hiểu tốt hơn hành vi và sở thích của khách hàng?
  • Thành công sẽ được đo lường như thế nào?
  • Bạn cần chia sẻ kế hoạch với ai?

Các kênh trong kế hoạch digital marketing

Các kênh trong kế hoạch digital marketing
Các kênh trong kế hoạch digital marketing

1. Quảng cáo

Quảng cáo online bao gồm đầu thầu và mua quảng cáo phù hợp ở bên thứ 3, chẳng hạn quảng cáo hiển thị trên blog, diễn đàn, và những website thích hợp. 

Các loại quảng cáo gồm hình ảnh, bài viết, popup, banner, và video. Remarketing cũng là 1 khía cạnh quan trọng của quảng cáo online.

2. Content marketing

Content marketing là một chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng.

Đăng thường xuyên các content chất lượng cao, phù hợp sẽ tạo lập sự dẫn đầu cho bạn.

Content có thể giao dục khách hàng về những vấn đề mà sản phẩm của bạn sẽ giúp họ giải quyết, cũng như tăng thứ hạng SEO.

Content có thể gồm bài viết blog, tình huống nghiên cứu, và những tài liệu khác cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu. 

3. Email marketing

Email là phương pháp marketing trực tiếp (direct marketing) liên quan tới việc gửi thông điệp quảng bá tới một nhóm khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng đã phân khúc.

Đây vẫn tiếp tục là phương pháp hiệu quả để gửi các thông điệp cá nhân nhắm vào vô cầu và mối quan tâm của khách hàng mục tiêu.

4. Mobile marketing

Mobile marketing là quảng bá sản phẩm / dịch vụ thông qua điện thoại di động hoặc các thiết bị di động.

Bao gồm quảng cáo mobile thông qua tin nhắn hoặc hoặc quảng cáo trong ứng dụng tải về điện thoại.

Một phương pháp marketing mobile toàn diện thường gồm tối ưu website, landing page, email và nội dung cho trải nghiệm tối ưu trên thiết bị di động.

5. Paid search

Tìm kiếm trả tiền làm tăng sự hiện diện trên công cụ tìm kiếm, cho phép các đấu thầu cho một số từ khóa và mua không gian quảng cáo trên kết quả tìm kiếm. 

Có 2 loại quảng cáo tìm kiếm trả tiền chủ yếu – trả tiền theo lượt click (PPC) và chi phsi trên một ngàn lần hiển thị (CPM).

6. Programmatic advertising

Programmatic advertising là phương pháp đấu thầu quảng cáo kỹ thuật số tự động. 

Programmatic advertising cung cấp sự kiểm soát đối hơn lên những trang mà quảng cáo của bạn được hiển thị và những người sẽ nhìn thấy chúng để bạn có thể nhắm chọn các chiến dịch của mình tốt hơn.

7. Reputation marketing

Reputation marketing tập trung vào việc tập hợp và quảng bá các đánh giá tích cực trên mạng.

Đọc các review online có thể ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng và là thành phần quan trọng của thương hiệu và danh tiếng của sản phẩm.

Một chiến lược reputation marketing khuyến khích khách hàng để lại các đánh giá tích cực trên những trang mà khách hàng tiềm năng có thể tìm tới để đọc review. Nhiều trang review cũng có gói quảng cáo tự nhiên cho phép công ty đặt quảng cáo lên hồ sơ của đối thủ.

8. Search engine optimization

SEO chú trọng vào cải thiện traffic tự nhiên từ công cụ tìm kiếm. 

Bao gồm các chiến thuật kỹ thuật và sáng tạo để cải thiện thứ hạng và gia tăng nhận thức trong công cụ tìm kiếm.

Digital marketing manager sẽ tập trung vào việc tối ưu các đòn bẩy như từ khóa, link chéo, backlink, và nội dung gốc để duy trì thứ hạng bền vững.

9. Social media marketing

Social media marketing là thành phần quan trọng trong digital marketing

Các nền tảng như Facebook, Twitter, Pinterest, Instagram, Tumblr, LinkedIn, và YouTube cung cấp cho digital marketing manager các chế độ quảng cáo trả tiền để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng.

Các chiến dịch Digital marketing thường kết hợp các nỗ lực tạo traffic tự nhiên với các nội dung được tài trợ (sponsored content) và quảng cáo trả tiền trên các kênh mạng xã hội chính yếu tối một lượng khách hàng mục tiêu lớn để gia tăng nhận thực thương hiệu. and paid advertising promotions on key social media chan

10. Video marketing

Cho phép các công ty kết nối với khách hàng theo cách thức thu hút trực quan và mang tính tương tác tốt hơn.

Thể hiện các lần tung sản phẩm, sự kiện, thông báo đặc biệt cũng như cung cấp các nội dung giáo dục hay testimonials.

Quảng cáo trước khi xem video (Pre-roll ads) là cách khác để digital marketing managers tiếp cận khách hàng trên các nền tảng video.

11. Webinars

Là các sự kiện ảo cho phép công ty tương tác với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại bất luận họ đang ở đâu.

Một cách hiệu quả để giới thiệu các nội dung phù hợp – chẳng hạn minh hoạt sản phẩm hoặc seminar một chủ để nào đó, cho khách hàng mục tiêu theo thời gian thực. 

Tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu theo cách này mang lại cho công ty cơ hội chứng minh mình là chuyên gia về chủ đề. 

Tổng hợp từ digitalmarketinginstitute.com; aha.io

 

Copyright 2019 by subiweb.com - All Rights Reserved   |   Design by SubiWeb.com

0988.422.369